
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Theo đó, các loại chứng thư số được sử dụng để ký số trong hoạt động tài chính giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan tài chính, bao gồm: Chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị; chứng thư số nước ngoài được công nhận; chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam; chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế.
Điều kiện, phạm vi và đối tượng sử dụng đối với từng loại chứng thư số trong hoạt động tài chính phải tuân theo quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Cơ quan tài chính tham gia giao dịch điện tử có ràng buộc bởi điều ước quốc tế về chữ ký số mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì phải thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
Bộ Tài chính quy định cụ thể các giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính bắt buộc phải sử dụng chữ ký số.
Bên cạnh đó, nghị định cũng bãi bỏ quy định tại khoản 5 Điều 3, Điều 13, điểm g và điểm h khoản 1 Điều 16 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2017.
Hiện nay, chữ ký số đóng vai trò hết sức quan trọng đối thương mại điện tử và chính phủ điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Việc Ứng dụng chữ ký số trong thương mại điện tử sẽ đem lại cho doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm chi phí giấy tờ, thời gian luân chuyển trong hoạt động quản lý công văn, giấy tờ, thư điện tử. Bên cạnh đó, còn góp phần đẩy nhanh các giao dịch qua mạng trong khi vẫn đảm bảo độ an toàn và bảo mật thông tin.
Nguyễn Lan